Saturday, November 9, 2019

Chi tiết về 8 quốc gia tại Đông Âu

BA LAN (POLAND): hiện có khoảng 39 triệu dân, đa phần (95%) theo đạo Công giáo. Sau Thế chiến Thứ hai, Ba Lan bị Liên Xô khống chế. Trong cuộc bầu cử tự do đầu tiên tại Ba Lan vào tháng 6, 1989, Công đoàn Đoàn kết đã đánh bại những ứng viên của đảng cộng sản. Năm 1999 Ba Lan gia nhập Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), và năm 2004 tham gia vào Liên minh Âu châu (EU). Nền kinh tế Ba Lan hiện đứng hàng thứ sáu trong Liên Âu.

TIỆP KHẮC (CZECHOSLOVAKIA): còn gọi tắt là Tiệp: từ năm 1939 tới 1945 quốc gia này trên thực tế không tồn tại, vì bị bắt buộc giải tán và sáp nhập một phần vào nước Đức Phát xít. Năm 1945 bị Liên Xô khống chế. Năm 1989 cuộc cách mạng Nhung bùng nổ, Tiệp khắc trở thành quốc gia dân chủ. Ngày 1 tháng 1, 1993 Tiệp Khắc chia thành hai quốc gia: Cộng hòa Slovakia hiện có 10 triệu dân và Cộng hòa Tiệp hiện có 16 triệu dân.

HUNGARY: nằm trong gọng kềm Liên Xô từ năm 1946. Cuộc chính biến 1956 và sự kiện Hungary mở cửa đường biên giới với Áo vào tháng 5, 1989, giúp cho người dân Đông Đức chạy trốn qua Tây Đức, khởi đầu sự sụp đổ khối cộng sản Đông Âu. Ngày nay Hungary là một quốc gia dân chủ theo thể chế Cộng hòa và có mức thu nhập cao, và đang trong quá trình phát triển mạnh để trở thành một nước phát triển theo tiêu chuẩn của Quỹ Tiền Tệ Quốc tế (IMF).


ROMANIA: chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi lịch sử, văn hóa của La Mã cổ đại. Sau Thế chiến Thứ hai, Romania trở thành nước theo chế độ cộng sản có quan hệ gắn bó với Liên Xô. Năm 1989, chế độ xã hội chủ nghĩa sụp đổ và nước này quay trở lại con đường tư bản chủ nghĩa. Romania chính thức trở thành một thành viên của NATO (2004) và Liên minh Âu châu (2007).

BULGARIA: đã từng mở rộng lãnh thổ ra khắp vùng Balkan và có những ảnh hưởng văn hóa của họ ra khắp các cộng đồng người Slav tại khu vực này. Sau Thế chiến Thứ hai, Liên Xô ủng hộ thành lập chính quyền Cộng sản. Đến năm 1989, Bulgaria theo chân Ba Lan, Hungary cải cách dân chủ. Năm 1990, Bulgaria tổ chức tổng tuyển cử và đổi tên thành Cộng hòa Bulgaria. Đang đàm phán gia nhập Liên minh Âu Châu.

ALBANIA: có khoảng 2,8 triệu dân. Từ năm 1944 tới năm 1991, Albania theo chế độ xã hội thân Liên Xô. Sau khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, việc tham gia Khối EU và NATO là mục tiêu hàng đầu của các chính phủ hậu cộng sản. Tuy là quốc gia bé nhỏ, nhưng Albania ưu tiên hội nhập Châu Âu và phát triển quan hệ với Hoa Kỳ, Thổ Nhĩ Kỳ, Ý Đại Lợi, và Hy Lạp.

NAM TƯ (YUGOSLAVIA): từng là Liên bang Dân chủ Nam Tư vào năm 1943 bởi những người cộng sản nhưng đến năm 1946, đổi tên thành Cộng hòa Liên bang Nhân dân Nam Tư. Năm 1963, đổi tên thành Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư bao gồm các nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa hợp thành, từ bắc xuống nam: Slovenia, Croatia, Bosna – Hercegovina, Motenegro, Serbia, và Macedonia. Bắt đầu từ năm 1991, Cộng hòa Liên bang Xă hội chủ nghĩa Nam Tư tan ră xuyên qua những cuộc chiến tranh tương tàn, kéo theo sự ly khai của hầu hết các thực thể cộng hòa.

ĐÔNG ĐỨC (EAST GERMANY): được thành lập tại vùng quản lý của Hồng Quân Liên Xô vào ngày 7 tháng 10, 1949, sau khi Cộng hòa Liên Bang Đức (Tây Đức) ra đời tại phần đất phía Tây trong khu vực do Pháp, Anh, Hoa Kỳ quản lý. Sau khi bức tường Berlin sụp đổ vào ngày 9 tháng 11,1989, đảng Xã hội Chủ nghĩa Thống nhất Đức mất đi đa số ủng hộ của người dân trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 18 tháng 3, 1990. Ngày 23 tháng 8, Quốc hội Đông Đức quyết định rằng lãnh thổ quốc gia này sẽ được đặt dưới hệ thống pháp luật của Cộng hòa Liên bang Đức kể từ ngày 3 tháng 10,1990. Kết quả của sự sáp nhập này, Đông Đức chính thức chấm dứt tồn tại.